nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính
Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính
Những nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính chủ yếu xuất phát từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người. Và đang ngày càng có xu hướng gia tăng.
Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính đang trở thành vấn đề nhức nhối. Chính những tác nhân này đã và đang khiến cho Trái Đất nóng lên. Thiên tai xảy ra thường xuyên. Vì thế, ngoài nắm bắt rõ những nguyên nhân chủ yếu. Chúng ta cũng phải chủ động trong việc khắc phục và giảm thiểu 1 cách hiệu quả.
Hiệu ứng nhà kính là gì?
Hiệu ứng nhà kính có lẽ không còn là thuật ngữ quá xa lạ. Trong tiếng Anh, người ta thường gọi hiệu ứng nhà kính là Greenhouse Effect. Thuật ngữ này được dùng để chỉ hiện tượng năng lượng mặt trời xuyên qua kính. Và hấp nhiệt vào không gian ngôi nhà.
Khi nguồn năng lượng mặt trời được hấp thụ và phân tán thành nhiệt lượng. Không gian sẽ trở nên nóng. Mức độ hấp thụ và phân tán càng cao thì nhiệt độ bên trong nhà càng lớn. Đó là lí do tại sao, hiện tượng hiệu ứng nhà kính khiến cho chúng ta cảm thấy nóng bức, ngột ngạt.
Bên cạnh đó, các tia sóng bức xạ của mặt trời còn bị phản xạ lại khi tiếp xúc với mặt đất, mặt nước. Nhưng vì các khí CO2, NO2, CH4 hoà trong hơi nước chắn ở tầng khí quyển. Nên lượng bức xạ này không thoát ra được mà duy trì mãi trong không khí. Theo thời gian, tình trạng này sẽ khiến cho Trái Đất nóng lên.
→>>> Xem thêm hút hầm cầu Bình Dương giá mới
Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính
Trái Đất đang dần nóng lên vì hiệu ứng nhà kính trở nên ngày một nghiêm trọng. Các nhà khoa học ước tính, vào giữa thế kỷ sau. Trái Đất sẽ nóng thêm từ 1,5 đến 4,5 độ. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này xuất phát từ đâu?
Khí CO2 là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính
Hiệu ứng nhà kính xảy ra khi bức xạ sóng ngắn của Mặt trời xuyên qua tầng khí quyển chiếu thẳng xuống mặt đất. Sau đó, lượng bức xạ này lại nóng lên. Tở thành sóng dài phản xạ ngược vào khí quyển. Nhưng vì CO2 cùng các chất khí khác tích tụ trong khí quyển. Nên chúng không thể xuyên qua mà bị giữ lại. Cứ như vậy, theo thời gian, nhiệt lượng tích tụ dần khiến cho Trái Đất nóng lên.
Ô nhiễm không khí và mối liên hệ với hiệu ứng nhà kính
Như đã đề cập trên đây, CO2 và 1 số chất khí khác tích tụ trong khí quyển tạo thành màn chắn. Khiến bức xạ nhiệt không thể thoát ra ngoài. Tuy nhiên, các chất khí này không thể tự sinh ra.
Trên thực tế, từ hoạt động sản xuất, công nghiệp của con người, CO2, NO2, CH4. Và các chất khí độc hại khác được thải ra ngoài môi trường. Nếu lượng khí thải này tiếp tục tăng lên. Tầng ozon sẽ càng bị phá hủy nghiêm trọng hơn.
Như vậy, Trái Đất của chúng ta không còn được bao quanh bởi tầng ozon nữa mà là “tầng kính” dày từ các khí thải. Cũng chính vì thế mà người ta sử dụng hình tượng “nhà kính”. Để chỉ hiện tượng ô nhiễm môi trường và nóng lên toàn cầu.
Rừng cây bị tàn phá nghiêm trọng cũng là nguyên nhân hiệu ứng nhà kính
Mức độ ô nhiễm không khí càng cao thì hiệu ứng nhà kính cũng càng trở nên trầm trọng. Điều này không chỉ xuất phát từ thực trạng xả thải khí độc hại ra môi trường. Mà còn liên quan tới việc phần lớn rừng đang bị chặt phá.
Rừng là lá phổi xanh của Trái Đất. Tuy nhiên, vì những mục đích khai thác, sinh lợi cá nhân. Con người đã tàn phá rất nhiều cánh rừng trên thế giới. Khi lượng rừng giảm đi, sẽ không còn cây xanh làm nhiệm vụ hấp thụ khí CO2 nữa.
Đó là lí do tại sao lượng khí CO2 trong khí quyển trở nên dư thừa. Và tích tụ thành lớp màn chắn, gây thủng tầng Ozon.
Hậu quả của hiệu ứng nhà kính là gì?
Hiện nay, Trái Đất đang hứng chịu những hậu quả của hiệu ứng nhà kính. Điều đáng nói là. Những dấu hiệu tiêu cực của tình trạng này ngày càng trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết.
→>>> Xem thêm thông cống nghẹt Bình Dương hôm nay
Sự nóng lên của không khí
Sự tích tụ của lượng bức xạ mặt trời tăng cao dẫn tới hiện tượng nóng lên toàn cầu. Trong những năm gần đây, chúng ta dễ dàng nhận thấy hiện trạng thay đổi khí hậu. Ảnh hưởng lớn tới sự sống của sinh vật trên Trái Đất, trong đó có con người.
Trái Đất nóng lên khiến cho băng tan, nhiều nơi trên Trái Đất bị nhấn chìm, thậm chí là xoá sổ. Thiên tai, bão lụt, hạn hán cũng thường xuyên xảy ra hơn. Ở những nước lạnh, mùa đông còn trở lên ấm hơn rất nhiều so với trước đây. Sinh vật và con người phải dần thích nghi với sự thay đổi đột ngột như vậy.
Hiệu ứng nhà kính cũng đe dọa tới tính mạng của con người
Trong khi đó, ở các nước nhiệt đới, lượng mưa cũng có sự thay đổi. Một số nơi mưa nhiều gây lũ lụt. Nhưng những nơi khác lại xảy ra hạn hán, mất mùa, đói kém. Hơn nữa, tình hình thời tiết bất lợi như vậy còn khiến cho vi khuẩn, vi sinh vật phát triển nhanh chóng, khó kiểm soát. Đây là nguyên nhân gây ra những mầm bệnh, đại dịch cho con người.
Mùa hè trong những năm gần đây rất nóng bức, có nơi lên đến hơn 40 độ. Nắng nóng kéo dài diện rộng ảnh hưởng tới hoạt động nông nghiệp, sản xuất cũng như tính mạng của con người. Số lượng người chết do các đợt nắng nóng được thống kê khá cao, có xu hướng tăng nhanh. Đặc biệt là những người có sức đề kháng kém.
Mất cân bằng hệ sinh thái
Nắng nóng là nguyên nhân gây ra những vụ cháy rừng nghiêm trọng. Trong năm vừa qua, vụ cháy rừng ở Úc đã làm mất đi diện tích rừng quý giá. Mà phải hàng trăm năm mới có thể khôi phục lại được. Đó là chưa kể, việc dập tắt và giải quyết những sự cố cháy rừng. Cũng gặp nhiều trở ngại trong điều kiện khí hậu nóng lên toàn cầu.
Ngoài ra, nhiều loài sinh vật trên Trái Đất cũng bị diệt vong, thậm chí có nguy cơ tuyệt chủng. Trái Đất nóng lên làm băng tan, mực nước biển dâng, nhấn chìm những vùng đất thấp. Ven biển hoặc thậm chí là ngập mặn. Do đó, các loài sinh vật mất đi môi trường sống và bị đe dọa về tính mạng.
Hiệu ứng nhà kính gây ra thiên tai thường xuyên
Hiệu ứng nhà kính cũng là nguyên nhân gián tiếp gây ra thiên tai thường xuyên. Khi Trái Đất nóng lên và mất cân bằng tự nhiên. Các đợt khô hạn hay mưa bão dễ xảy ra, gây tổn hại về người và của. Tại Việt Nam, nhiều tỉnh thành phải đối mặt với tình trạng nắng nóng kéo dài, hạn hán, mất mùa.
Trong khi đó, vào mùa mưa bão, nhiều tỉnh thành bị ngập lụt, mất cân bằng lượng nước. Người dân và các cấp chính quyền đã và đang tốn không ít chi phí để viện trợ, cứu nạn. Cũng như khắc phục hậu quả do lũ lụt gây ra.
Những biện pháp hạn chế tình trạng hiệu ứng nhà kính
Những tác động tiêu cực của hiệu ứng nhà kính đến môi trường, hệ sinh thái và cuộc sống của con người ngày càng được nhận thức rõ. Vì thế, cần phải đưa ra các biện pháp khắc phục hiệu quả để cộng đồng cùng nhau thực hiện.
Hạn chế khí thải độc hại
Nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính là khí CO2 và các khí thải độc hại khác. Vì thế, việc cần thiết nhất ngay lúc này đó là kiểm soát, giảm thiểu khí thải ra môi trường. Thay vì sử dụng nhiên liệu hóa thạch, khí đốt làm phát sinh lượng lớn khí thải ra ngoài môi trường, chúng ta có thể thay thế bằng năng lượng sạch hơn. Chẳng hạn, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy triều, địa nhiệt,… đều là những năng lượng thay thế được nghiên cứu khai thác, sử dụng hiện nay.
Giảm hiệu ứng nhà kính, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
Khi mà tài nguyên thiên nhiên trở nên cạn kiệt vì sự khai thác quá mức và tác động của hiệu ứng nhà kính, chúng ta cũng cần chủ động hơn trong việc cân đối, tiết kiệm tài nguyên. Tài nguyên nước, rừng, khoáng sản, điện,… vô cùng quý giá. Cho nên, cần sử dụng 1 cách hiệu quả, khoa học, tránh lạm dụng hay lãng phí.
Đặc biệt, nói không với việc chặt phá, đốt rừng. Cần có biện pháp ngăn chặn và xử phạt hợp lý đối với trường hợp cố tình vi phạm.
Nâng cấp cơ sở hạ tầng
Đây là biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính mà nhiều quốc gia đang chú trọng và triển khai rộng rãi. Tuy nhiên, Việt Nam chưa thực sự chú trọng tới phương pháp này do hạn chế về điều kiện kinh tế, tài chính. Với biện pháp này, chúng ta nên xây dựng các loại nhà thân thiện với môi trường, nâng cấp đường sá để giảm hiệu ứng nhà kính.
Đẩy mạnh hoạt động của phương tiện giao thông công cộng. Hạn chế phương tiện cá nhân. Bên cạnh đó, cũng nên đầu tư công nghệ, nghiên cứu và áp dụng những tiến bộ khoa học nhằm ứng phó hiệu quả với tình trạng này.
Nâng cao công tác truyền thông cũng tích cực giảm hiệu ứng nhà kính
Ý thức và hành vi của con người đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và hạn chế hiệu ứng nhà kính. Vì vậy, cần đẩy mạnh truyền thông, giáo dục và nghiêm minh trước các trường hợp vi phạm.
Trên đây là những nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính chủ yếu và phổ biến nhất. Nếu như tình trạng này tiếp diễn, sự biến đổi khí hậu và nóng lên ở Trái Đất sẽ càng nghiêm trọng hơn. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên mà còn đe dọa chính tính mạnh, tương lai của chúng ta. Vì thế, ngay từ hôm nay. Hãy khắc phục nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính triệt để và bảo vệ hành tinh của chúng ta.
Thông tin chi tiết khách hàng vui lòng truy cập vào địa chỉ https://thongcong24h.com/ hoặc gửi mail đến mail: thongcong24gio@gmail.com để được tư vấn và hỗ trợ chu đáo nhất.